Lịch sử Vĩ_cầm

Bức tranh San Zaccaria Altarpiece của Giovanni Bellini, Venice 1505.

Nhạc cụ dây ra đời sớm nhất chủ yếu được chơi bằng cách gẩy vào dây đàn (ví dụ như đàn lyre của Hi Lạp). Nhạc cụ dây dùng vĩ có lẽ bắt nguồn từ vùng Trung Á. Những người thuộc dân tộc TurkMông Cổ được xem như là những nhạc công đầu tiên sử dụng nhạc cụ dây dùng vĩ. Nhạc cụ của họ gồm hai dây, cả dây đàn và vĩ kéo đều làm từ lông đuôi ngựa. Nhạc cụ dây lan rộng đến Trung Quốc, Ấn Độ, Đế quốc Đông La Mã (Byzantine) và Trung Đông, sau đó được phát triển thành đàn erhu, đàn rehab, đàn lyra và đàn esraj.

Vĩ cầm bốn dây đầu tiên được cho là của Andrea Amati, sản xuất năm 1555 (các loại vĩ cầm khác xuất hiện sớm hơn và chỉ có ba dây, được gọi là violetta). Vĩ cầm lập tức trở nên phổ biến với những nhạc công đường phố cho đến giới quý tộc.

Những thợ làm đàn nổi tiếng nhất từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18 tập trung ở BresciaCremona, Ý, gồm có Dalla Corna, Micheli, Inverardi, Gasparo da Salò, Giovanni Paolo Maggini, Amati, GuarneriStradivari.

Ngày nay, các nhạc cụ từ thời hoàng kim của chế tác vĩ cầm, nhất là những cây đàn được làm bởi StradivariGuarneri del Gesù, được nhiều nghệ sĩ và các nhà sưu tầm săn lùng. Kỉ lục hiện nay là cây đàn Lady Blunt của Stradivari, được bán với giá 9.8 triệu bảng Anh vào ngày 20/6/2011.